Popular Posts

Popular Post

» » Tín dụng tăng vọt: Ngân hàng phải theo dõi chặt thanh khoản


Đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người hiện nay ngày càng được nâng cao. Có thể thấy rõ nhất ở tốc độ tăng trường GDP của nước ta. Tốc độ này phụ thuộc 3 yếu tố: Nguồn vốn - nguôn lao động và năng suất.

Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%) và lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ). Thông thường muốn có mức tăng 1% GDP, tín dụng phải tăng trưởng khoảng 2-3%. Vì vậy để GDP tăng 6,7%, tín dụng phải tăng trưởng 18-20%.


Cuối tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa tăng trưởng tín dụng lên mức 21% qua đó góp phần phấn đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2017, đặc biệt đó là mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 21% vào cuối năm nay, thì trong các tháng còn lại, lượng tiền bơm vào nền kinh tế sẽ vô cùng lớn, lên tới hơn 600.000 tỷ đồng.  Theo Tổng cục Thống kê công bố báo cáo 9 tháng cho thấy, tăng trưởng tín dụng mới đạt 11,02%. 

Như vậy, liệu mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 21% trong năm 2017 có khả thi? 

Tính đến cuối tháng 9 vừa qua, toàn hệ thống ngân hàng, tín dụng đã tăng 11,5%, cao nhất 8 năm qua, góp phần giúp lợi nhuận tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 41.000 tỷ đồng. Với hy vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ còn tăng tiếp trong quý IV/2017 và tin tưởng Việt Nam có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% vào cuối năm, tuy nhiên điều này có thể gây ra nhiều thách thức, đặc biệt khi tín dụng tăng vọt có thể gây ra một số hệ lụy. 

Thứ nhất, việc tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ tạo áp lực lạm phát trong cuối năm và đầu năm tới, với độ trễ từ 3 đến 6 tháng. 
Thứ hai, nếu như dòng vốn đó không được kiểm soát một cách chặt chẽ thì có thể sẽ đi vào các lĩnh vực kém hiệu quả, gây rủi ro tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. 
Thứ ba, hiện nay các ngân hàng đang đẩy mạnh việc huy động vốn, một mặt để đáp ứng mức tăng trưởng tín dụng đã đề ra, mặt khác là để đáp ứng thông tư 06. Theo đó, vô hình chung điều này đang đẩy lãi suất đầu vào cao hơn, như thế rất khó giảm lãi suất đầu ra, trong bối cảnh nợ xấu của ngân hàng vẫn lớn trong khi biên lai ròng (NIM) lại ở mức tương đối thấp.

Bài học tăng trưởng tín dụng “nóng” năm 2008-2009 vẫn còn đó, khi tín dụng tăng trưởng tốc độ cao có thể gây ra hệ lụy, trong đó có vấn đề nợ xấu. Bởi vậy, tăng trưởng tín dụng cần phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, đi cùng với đó là kiểm soát dòng vốn, đưa vào những lĩnh vực ưu tiên, có lợi cho nền kinh tế, tránh đi vào những hoạt động có tính chất đầu cơ, rủi ro và tạo ra bong bóng tín dụng.

Nguồn: 24h.com.vn

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply